Bài đăng nổi bật

DỊCH VỤ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM



TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ?

Tự công bố sản phẩm là doanh nghiệp xây dựng hồ sơ sản phẩm đầy đủ theo quy định và nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Quy định mới này buộc Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tính đúng đắn và hợp lệ của hồ sơ, đồng thời Doanh nghiệp phải hoàn toàn đảm bảo tính an toàn của sản phẩm: không chứa chất cấm, không chứa phụ gia không được phép sử dụng, các chỉ tiêu an toàn phải dưới ngưỡng cho phép, ..., đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật: quy định về an toàn, quy định ghi nhãn hàng hóa, quy định về quảng cáo, ...


Kết quả hình ảnh cho thực phẩm bao gói sẵn
Các sản phẩm thực phẩm thường đều được phép làm hồ sơ tự công bố sản phẩm (Ảnh minh họa)

Nghị định 15/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 2/2/2018 đã thay đổi hoàn toàn quy trình đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm thường, nguyên liệu thực phẩm đều được phép tự nộp hồ sơ công bố lên cơ quan có thẩm quyền mà không cần được xét duyệt từ Cục An toàn Thực phẩm như trước đây. Điều này đã giúp các doanh nghiệp chủ động và thuận lợi hơn trong việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm. 

Tuy nhiên, quy định mới đòi hỏi tính tự giác cao của Doanh nghiệp. Cơ chế quản lý cũng chuyển dịch: từ tiền kiểm sang hậu kiểm - đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra sau sản xuất/nhập khẩu và xử phạt mạnh tay các trường hợp không thực hiện đúng quy định. Điều này dẫn đến tổn thất rất lớn về chi phí và thương hiệu của Doanh nghiệp

Kết quả hình ảnh cho thanh tra an toàn thực phẩm
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế thì bắt buộc phải nộp hồ sơ xét duyệt để được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký bản sản phẩm tại Cục An toàn Thực phẩm chứ không được phép tự công bố. Điều này một số doanh nghiệp đã lách luật để tránh quản lý cũng bị xử lý vi phạm. 


VẬY THỰC PHẨM NÀO THÌ ĐƯỢC PHÉP TỰ CÔNG BỐ?


          Các loại thực phẩm dược phép tự công bố bao gồm: Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm đơn chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.


Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn:
          Là thực phẩm có thể dùng cho mọi đối tượng, không có công dụng hay làm ảnh hưởng tới sức khỏe và không có cách sử dụng nào đặc biệt, đã được chế biến và đóng gói.
          Các loại thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn bao gồm: Bánh kẹo, đồ uống, kem, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, phô mai, bơ,...) các sản phẩm chế biến từ thịt, thủy hải sản (thịt cá đóng gói đông lạnh, cá sấy, thịt cá đóng hộp, xúc xích, lạp xườn, ...), ... 


Nguyên liệu thực phẩm:
           Nguyên liệu thực phẩm là thực phẩm ở dạng thô, đơn lẻ, hoặc đã qua chế biến dùng để làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm. Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu thực phẩm là cần thiết để sản xuất ra thành phẩm thực phẩm an toàn. Do đó, Nhà nước quản lý nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu thực phẩm thông qua việc công bố, điều này cũng là cơ sở để các nhà sản xuất căn cứ nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất.

Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:
Ví dụ: Bát đũa, cốc, ly, xoong nồi, bình đựng nước, phích nước, ấm đun nước, ruột nồi cơm điện, màng bọc thực phẩm, túi zipper đựng thực phẩm, ống hút, hộp nhựa, dao, thớt,.... 




QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng áp dụng
       Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam
b. Phạm vi
      Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm đơn chất, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
c. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: 
      Cơ quan quản lý ở địa phương mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (Chi Cục An toàn thực phẩm, Sở Công thương, Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản). Chi tiết xem tại đây
       
2. Hồ sơ tự công bố gồm
- Bản tự công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm sản xuất trong nước)
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm có đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Y tế
- Nhãn sản phẩm (nhãn chính, dự thảo nhãn phụ sản phẩm)

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

1. Hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp:
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất scan (đối với sản phẩm sản xuất trong nước)
– Giấy Đăng ký kinh doanh scan
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại Trung tâm kiểm nghiệm được Cục ATTP chỉ định (Chúng tôi sẽ hỗ trợ kiểm nghiệm nếu khách hàng chưa có kết quả kiểm nghiệm).
– Mẫu sản phẩm cần công bố
– Hình ảnh, bao bì sản phẩm
2. Các công việc chúng tôi thực hiện:
– Tư vấn thủ tục và các quy định pháp luật liên quan
– Soạn thảo bộ hồ sơ tự công bố theo chứng từ & mẫu sản phẩm do khách hàng cung cấp.
– Mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm tại các Trung tâm kiểm nghiệm được Cục ATTP chỉ định (nếu khách hàng chưa kiểm tra mẫu)
– Nộp hồ sơ tự công bố tại cơ quan quản lý
– Hoàn tất công việc & trả chứng từ hóa đơn cho khách hàng.
3. Thời gian công bố:
– Thời gian tiêu chuẩn để hoàn tất hồ sơ tự công bố sản phẩm là 2 - 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ tài liệu yêu cầu (đối với sản phẩm đã có phiếu kiểm nghiệm), 10 - 12 ngày làm việc (đối với sản phẩm chưa có phiếu kiểm nghiệm)

         Công ty Thanh Phong Vũ chuyên làm dịch vụ trọn gói từ tiếp nhận thông tin, kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của tài liệu, tư vấn kiểm nghiệm, xây dựng hồ sơ, xin giấy công bố. Dịch vụ của chúng tôi: Nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí! 
Hotline tư vấn miễn phí: 0904 064 126


CÔNG TY TNHH TM&DV THANH PHONG VŨ
VPGD: Số 2, Ngõ 20/5 Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024.8589.4558